7 xu hướng không nên xuất hiện trên smartphone ra mắt vào năm 2021
Năm 2020 là một năm quan trọng đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh trên nhiều phương diện. 5G đã trở nên phổ biến hơn ở phân khúc smartphone cao cấp, smartphone màn hình gập được cải thiện độ bền và các điện thoại tầm trung được trang bị nhiều tính năng hữu ích.
Năm 2020 là một năm quan trọng đối với ngành công nghiệp điện thoại thông minh trên nhiều phương diện. 5G đã trở nên phổ biến hơn ở phân khúc smartphone cao cấp, smartphone màn hình gập được cải thiện độ bền và các điện thoại tầm trung được trang bị nhiều tính năng hữu ích.
Tuy nhiên, không phải tính năng mới nào cũng tốt và hữu ích đối với người dùng. Và bài viết dưới đây là 7 xu hướng smartphone không nên xuất hiện vào năm sau.
Thêm chữ 5G vào cuối tên gọi
Năm qua, chúng ta thường thấy hậu tố “5G” trên các smartphone hỗ trợ công nghệ mạng di động thế hệ mới để giúp phân biệt chúng với các biến thể 4G. Tuy nhiên, các nhà sản xuất điện thoại nên bỏ quy ước đặt tên này cho các flagship 2021 vì 5G gần như là một tiêu chuẩn bắt buộc phải có trên các điện thoại trong tầm giá đó.
Một xu hướng ngớ ngẩn khác được thấy vào năm 2020 đến từ nhà mạng Verizon của Mỹ. Họ đã sử dụng hậu tố “UW 5G” trên điện thoại của mình, biểu thị vùng phủ sóng 5G ultra-wideband hoặc mmWave. Có lẽ cái tên tệ nhất mà mọi người từng thấy là Nokia 8 V 5G UW, trong khi bạn chỉ cần gọi nó là Nokia 8.3 Verizon.
Ngừng sử dụng nhựa hay “glasstic” trên điện thoại 1,000 USD
Không có vấn đề gì về cách đặt tên gọi “glasstic” mà Samsung đã sử dụng cho chất liệu nhựa giống thủy tinh của hãng. Tuy nhiên, vấn đề thực sự là công ty Hàn Quốc này lại trang bị nó cho flagship Galaxy Note 20, có giá khởi điểm lên tới 1,000 USD. Hy vọng Samsung hạn chế vật liệu này đối với các thiết bị như dòng Galaxy A và các mẫu Galaxy FE/Lite. Ngoài ra, nếu công ty vẫn sử dụng nó thì hãy tinh chỉnh “glasstic” để có cảm giác giống thủy tinh hơn.
Camera 2MP
Một trong những xu hướng máy ảnh khó chịu nhất trong hai năm gần đây là việc sử dụng cảm biến 2MP chất lượng thấp. Đó là một trong những nỗ lực của các nhà sản xuất điện thoại để gia tăng số lượng ống kính trên smartphone. Hầu hết các công ty từ Samsung, Huawei đến OPPO hay Xiaoami cũng áp dụng chiến lược này, thường sử dụng hai camera 2MP để họ có thể khoe khoang về việc cung cấp bốn camera phía sau trên các smartphone mới.
Tuy nhiên, điều mà người dùng nên nhận được là chất lượng hơn số lượng vào năm 2021. Nói cách khác, các nhà sản xuất điện thoại nên sử dụng các ống kính chất lượng hơn cho các smartphone của mình vào năm tới.
Sạc tốc độ chậm
Trong năm 2020, bạn đã có thể trải nghiệm công nghệ sạc siêu nhanh với công suất lên tới 65W, thậm chí là 120W trên điện thoại thông minh. Tuy nhiên, điều khó tin hơn nữa là vẫn có những chiếc điện thoại hàng đầu không hỗ trợ sạc siêu nhanh.
Các thiết bị như Motorola Edge Plus và Google Pixel 5 chỉ đạt mức công suất sạc 18W đáng thất vọng, trong khi iPhone 12 series và LG V60 nhanh hơn một chút với lần lượt là 20W và 25W. Dù thế nào nào, các nhà sản xuất cũng nên trang bị công nghệ sạc cao hơn 30W cho các flagship vào năm 2021.
Cam kết cập nhật hệ điều hành kém
Google đã cam kết cung cấp ba năm cập nhật hệ thống cho điện thoại Pixel của mình. Samsung cũng làm điều tương tự đối với các flagship và một vài điện thoại tầm trung ra mắt trong năm 2020 của hãng.
Trong khi đó, OnePlus làm khá tệ ở khía cạnh này khi chỉ cam kết cập nhật một phiên bản hệ điều hành lớn cho các điện thoại tầm trung Nord N10 và N100 của hãng. Đối với Motorola, họ thậm chí còn bỏ qua việc cam kết cập nhật một phiên bản cho điện thoại Edge Plus trị giá 1,000 USD. Sau đó, Motorola cuối cùng đã thay đổi chiến lược và hứa hẹn hai bản cập nhật phiên bản Android cho chiếc máy đó.
Giữa việc người tiêu dùng sử dụng điện thoại trong thời gian dài hơn và sự khó khăn khi COVID-19 lan rộng, việc nhiều thương hiệu cam kết cập nhật phần mềm dài hơn thực sự mang ý nghĩa rất lớn.
Tăng giá các flagship
Xiaomi, Realme và OnePlus đều cung cấp các flagship năm 2020 ở mức giá cao hơn so với các sản phẩm tiền nhiệm. Nguyên nhân mà họ đưa ra là do SoC năm nay có giá cao hơn so với thế hệ trước. Và điều đó khiến thị trường khan hiếm các flagship giá rẻ vào năm 2020. Hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy nhiều điện thoại hàng đầu có giá hợp lý hơn vào năm 2021.
Chất lượng hơn số lượng
Một trong những xu hướng khó chịu hơn trong những năm gần đây là nhiều nhà sản xuất ra mắt rất nhiều điện thoại mà chỉ có một vài khác biệt nhỏ. Một số người cho rằng dòng Realme Narzo không nên tồn tại khi mà các điện thoại Realme khác cung cấp trải nghiệm tương tự. Chúng ta có thực sự cần bảy hoặc tám biến thể Redmi 9 trong khi một nửa trong số chúng giống nhau?
Do đó, hy vọng các nhà sản xuất điện thoại Android giảm bớt phần nào việc đổi thương hiệu vào năm 2021.
Xem thêm